Văn bản luật

Nghị định 144/2007/NĐ-CP (Phần II) 31/08/2009 9:05

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Số 144/2007/ND – CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ

Chương IV

THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 18. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

Điều 19. Thủ tục xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam

1. Thủ tục lập biên bản:

a) Khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm b khoản này thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính:

- Văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước sở tại về hành vi vi phạm hành chính của người lao động;

- Tố cáo, khiếu nại bằng văn bản sau khi đã được kiểm tra, xác minh;

- Thông báo của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về hành vi vi phạm hành chính của người lao động sau khi đã được kiểm tra, xác minh;

- Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

c) Nội dung biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, số hộ chiếu, thời hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp của người có hành vi vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; lời khai của người vi phạm (nếu có); xác nhận/chứng kiến của người lao động Việt Nam cùng làm việc hoặc xác nhận/chứng kiến của người sử dụng lao động trong trường hợp không có người lao động Việt Nam cùng làm việc.

Trường hợp người lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này thì nội dung biên bản vi phạm phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại về việc người lao động đã nhập cảnh và xác nhận của người sử dụng lao động về việc người lao động chưa đến nơi làm việc.

d) Biên bản phải được lập ít nhất thành ba bản, có chữ ký của người lập biên bản, người vi phạm (nếu có), người lao động Việt Nam cùng làm việc hoặc người sử dụng lao động; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ. Nếu người vi phạm hoặc người xác nhận hành vi vi phạm từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho người vi phạm một bản (nếu có mặt).

đ) Trường hợp người vi phạm là đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền lập biên bản hành vi vi phạm và gửi cùng hồ sơ vụ vi phạm cho Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét ra quyết định xử phạt. Kể từ khi nhận được biên bản vi phạm hành chính cùng hồ sơ nói trên, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm xem xét tiến hành thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Quyết định xử phạt:

a) Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười (10) ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn chậm nhất để ra quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nội dung quyết định xử phạt (theo Mẫu       số 02 ban hành kèm theo Nghị định này);

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

b) Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, số hộ chiếu, thời hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp của người vi phạm; hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, nếu hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì phải ghi rõ mức phạt tiền bằng tiền Việt Nam đồng; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt;

Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ người bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.

c) Quyết định xử phạt được gửi cho người có hành vi vi phạm trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị xử phạt thì trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra quyết định, quyết định xử phạt phải được niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, đưa thông tin lên website của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (nếu có), thông báo cho người sử dụng lao động cuối cùng của người lao động và gửi cho Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho gia đình người lao động hoặc người bảo lãnh (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

d) Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt có hiệu lực sau mười (10) ngày, kể từ ngày niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

3. Chấp hành quyết định xử phạt:

a) Thời hạn để người bị xử phạt tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;

b) Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này mà người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Trường hợp người bị xử phạt về các hành vi quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị định này mà không xác định được nơi cư trú, không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo bằng văn bản về việc không chấp hành quyết định xử phạt (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này), niêm yết thông báo đó tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, đưa thông tin lên website của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (nếu có). Trong thời hạn ba   (03) ngày, kể từ ngày ra thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại phải gửi thông báo cho Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho gia đình người lao động hoặc người bảo lãnh (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

c) Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt quy định tại điểm b khoản này mà người bị xử phạt về các hành vi quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị định này nhưng không xác định được nơi cư trú vẫn không chấp hành quyết định xử phạt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 274 và   Điều 275 của Bộ luật Hình sự.

4. Thủ tục phạt tiền:

a) Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt;

b) Người lao động bị xử phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và được nhận biên lai thu tiền phạt. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức việc thu và nộp tiền phạt;

c) Tiền phạt được thu bằng đô la Mỹ (USD) hoặc bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc hoặc bằng tiền Việt Nam;

 Trường hợp thu bằng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đôla Mỹ so với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thu tiền phạt.

Trường hợp thu bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc thì áp dụng tỷ giá quy đổi từ đô la Mỹ theo tỷ giá ngân hàng nước sở tại công bố tại thời điểm thu tiền phạt, hoặc theo tỷ giá ngân hàng nơi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại mở tài khoản Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước và được giữ ổn định trong thời gian sáu (06) tháng.

d) Tiền phạt thu được phải nộp vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và được quản lý như sau:

- Định kỳ, chậm nhất là ngày 15 của tháng, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải nộp hết số tiền phạt của tháng trước vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước. Tiền phạt thu bằng đồng tiền nào thì phải nộp vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước bằng đồng tiền đó;

- Định kỳ sáu (06) tháng và một (01) năm Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải quyết toán số tiền phạt đã thu, nộp trong kỳ, báo cáo Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao thực hiện tổng hợp, quyết toán với Bộ Tài chính số thu hàng năm.

đ) Trường hợp người lao động vi phạm không tự nguyện chấp hành thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt yêu cầu doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khấu trừ tiền ký quỹ của người lao động để thi hành quyết định xử phạt (nếu có). Sau khi nhận được thông báo không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt và hồ sơ vụ việc, trong thời hạn ba (03) ngày, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm quyết định việc cưỡng chế thi hành và tổ chức thực hiện, thông báo cho các cơ quan, cá nhân  liên quan biết và thi hành.

5. Biện pháp đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt:

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cấp giấy tờ cần thiết cho người bị xử phạt về nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, doanh nghiệp Việt Nam và gia đình người bị xử phạt mua vé máy bay cho người bị xử phạt về nước trong trường hợp người bị xử phạt không có khả năng tài chính để mua vé máy bay. Người bị xử phạt phải hoàn trả các chi phí liên quan sau khi về nước.

 

 

 

                                                                    Chương V

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 20. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính của người có thẩm quyền.

Công dân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định hành chính trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 21. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính

Người bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 24. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

 Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. Chính phủ

Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký)

 

 

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Nghị định số 144/2007/NĐ-CP
ngày 10  tháng 9  năm 2007 của Chính phủ)

 

Tên cơ quan lập biên bản

Số:      /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

 

(Địa danh), ngày      tháng      năm

 

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI (1)

Hôm nay, hồi... giờ.... ngày….. tháng…… năm…tại…………………;

Người lập biên bản:…………………………… Chức vụ:……………;

Căn cứ ……… ……………. về việc người lao động vi phạm pháp luật.

Với sự chứng kiến của: (2)

1. Ông (bà):………………………………….. Nghề nghiệp:………….;

Là người lao động Việt Nam cùng làm việc tại…………………….... (địa điểm nơi người lao động có hành vi vi phạm xảy ra).

Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ tùy thân)………….. Ngày cấp:…………..…..;

Nơi cấp:…………………………………………………………………..;

2. Ông (bà):……………………….. Nghề nghiệp:………………………;

Địa chỉ: ………………………………………………………………..…;

Là người sử dụng của người lao động có hành vi vi phạm.

3. Ông (bà):………………………….. Nghề nghiệp:………………........;

Địa chỉ: …………………………………………………………………...

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về việc người lao động vi phạm quy định trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với:

Ông (bà):………………………………………………………………....;

Nghề nghiệp:………………………………………………………..…....;

Địa chỉ nơi làm việc:……………………………………………………..;

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:…………………………………….…...;

Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ tùy thân)……………………………………...;

Cấp ngày…………………..tại ………………………….…….…………;

Thời hạn của hộ chiếu:…………………………………………………..;

Đã có hành vi :………………………………………………….…….….;

Ngày….... tháng….. năm…… thực hiện hành vi vi phạm.

Địa điểm xảy ra hành vi vi phạm ………………………………………..;

Là hành vi vi phạm quy định tại Điều ………...khoản ……….... điểm……….. Nghị định số ………../2007/NĐ-CP ngày ……… tháng …….. năm 2007 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính (nếu có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính):…………………………………………………

……………………………………………………………………………

Ý kiến trình bày của người xác nhận (nếu có):…………..……………….

…………………………………………………………….………………

Biên bản được lập thành (3)………... bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm một bản (nếu người vi phạm có mặt), một bản gửi cho người bảo lãnh của người lao động tại Việt Nam, một bản gửi cho Cục Quản lý lao động ngoài nước, một bản gửi người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam tại (4)…………………………………………………

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ……………………………………………

…………………………………………………………………………….

Biên bản này gồm…... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

 

Người vi phạm

(nếu có mặt)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Người lập biên bản

 

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Người chứng kiến (nếu có)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

Lý do người vi phạm (hoặc người xác nhận) không ký biên bản:…………

Lý do người vi phạm không có mặt:……………………………………..

Ghi chú:

(1) Bao gồm: Người lao động, chuyên gia, tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngoài.

(2) Người chứng kiến (nếu có) có thể là người lao động Việt Nam cùng làm việc với người lao động vi phạm và/hoặc người đại diện của doanh nghiệp Việt Nam, người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.

(3) Biên bản được lập ít nhất 03 bản.

(4) Ghi tên nước sở tại.

 

Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Nghị định số 144 /2007/NĐ-CP
ngày 10  tháng 9 năm 2007 của Chính phủ)

 

Tên cơ quan ra quyết định

Số: /QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________________

 

(Địa danh), ngày      tháng      năm

 

 

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

 

Căn cứ Nghị định số …………./2007/NĐ-CP ngày ….. tháng …..              năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do ông (bà):………………………

Chức vụ:…………………... Lập hồi:…………... tại:…………...……...

Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)………………… thực hiện;

Tôi:………………………….; Chức vụ:………………………………….;

Đơn vị:………………………………………………………………...…..;

(Trường hợp được ủy quyền thì phải ghi theo văn bản ủy quyền số….ngày..)

  Gởi bạn bè   Bản in   Lưu tin

Video clip
Thông tin hỗ trợ

Sovilaco
028.39976320
Tổng lượt truy cập4,793,672
Khách đang online24
Thăm dò ý kiến
Thông tin cần biết
Bảng giá chứng khoán Tỷ giá ngoại tệ Tỷ giá vàng Dự báo thời tiết LIÊN KẾT WEBSITE

Trụ sở chính Công ty SOVILACO:

Đia chỉ: 01 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028. 3997 6320 - Fax: 028. 3997 6321
Email: [email protected]

WebForm_DoCallback('__Page',null,null,null,null,true)